Những kì bảo vệ đồ án tốt nghiệp của sinh viên ĐH FPT vẫn được đánh giá là gay cấn và căng thẳng bởi Hội đồng phản biện thường đưa ra những câu hỏi sâu để yêu cầu sinh viên thật sự nắm vững về sản phẩm của mình.
“Nếu tôi muốn thuê dài hạn một phòng thì tôi có cách nào đăng ký nhanh nhất không? Hay cứ mỗi lần muốn thuê lại phải vào ứng dụng làm đủ các thao tác như bạn đã trình bày?”; “Bạn yêu cầu người dùng phải cung cấp ảnh chụp chứng minh thư, nhưng có gì khẳng định bạn sẽ bảo mật tốt cho họ những thông tin đó?”; “Bạn có thể đăng ký giúp tôi ngay phòng họp này tại đây được không?” – các câu hỏi, yêu cầu bật ra liên tiếp từ Hội đồng phản biện khiến những người theo dõi phía dưới không khỏi cảm thấy “chóng mặt”. Nhưng phía trên, 5 sinh viên công nghệ của Đại học FPT vẫn rất tự tin trình bày sản phẩm của mình một cách mạch lạc, dù đôi lúc có chút bối rối.
Đó là quang cảnh Lễ bảo vệ đồ án tốt nghiệp của 5 sinh viên Phan Nguyên Bảo, Nguyễn Minh Anh, Phạm Đinh Hoàng Anh, Nguyễn Đức Kiên, Hoàng Văn Hiệp cùng theo học chuyên ngành Kỹ sư cầu nối, trường Đại học FPT, với sản phẩm Batah Room – website kết nối và cho thuê phòng ngắn hạn dựa trên mô hình kinh tế chia sẻ.
Sau buổi lễ, đại diện nhóm cho biết: “Nhờ câu hỏi của các thầy mà chúng mình thấy rõ hơn những nhược điểm của sản phẩm hiện tại. Nhóm sẽ dựa vào đó để sửa chữa và cải thiện sản phẩm hơn trong tương lai”.
Buổi bảo vệ đồ án tốt nghiệp của nhóm cũng là tiêu biểu cho những lễ bảo vệ đồ án “trầy vi tróc vảy” của sinh viên ĐH FPT. Các giảng viên trong Hội đồng Phản biện luôn không ngại làm khó học trò của mình bằng những câu hỏi sắc sảo và thực tiễn về sản phẩm bởi đó chính là cách để các cử nhân, kỹ sư tương lai trưởng thành hơn và có thể đáp ứng tốt các yêu cầu khắc nghiệt của thị trường lao động.
Cũng nhờ sự khó tính ấy mà nhiều đồ án của sinh viên đã được doanh nghiệp nhiệt tình săn đón ngay sau khi bảo vệ. Bản thân các sinh viên cũng được “trải thảm đỏ” đón chào tại những vị trí công việc mà nhiều người mơ ước.
" alt=""/>Sinh viên công nghệ FPT bảo vệ đồ án như thi Shark TankVới việc được YouTube bật kiếm tiền từ 7/6, sang đến đầu tháng 7, bà Tân sẽ lần đầu tiên nhận được doanh thu từ nền tảng chia sẻ video này. Vậy bà Tân kiếm đã kiếm được bao nhiêu tiền sau một tháng bật kiếm tiền trên YouTube?
Tính đến thời điểm hiện tại, kênh YouTube Bà Tân Vlog đang có khoảng 2,68 triệu người theo dõi (follower). Số liệu thống kê của trang Socialblade cho thấy, trong 30 ngày gần nhất, lượng người theo dõi khổng lồ này đem lại cho kênh Bà Tân Vlog khoảng 61,58 triệu lượt xem.
Ở các quốc gia Âu Mỹ, tùy theo từng chủ đề, các nhà sáng tạo nội dung YouTube sẽ nhận được khoảng từ 4 - 8 USD/1.000 lượt xem. Tuy nhiên tại Việt Nam, do đặc điểm của thị trường, con số này thường dao động trong khoảng 0.3 - 0.7 USD/1.000 lượt xem, thậm chí thấp hơn. Với các YouTuber, đây chính là chỉ số RPM (Revuenue per mille - trong tiếng latin, mille có nghĩa là 1.000) hay doanh thu mỗi nghìn lần hiển thị.
![]() |
Doanh thu của một số video thuộc chủ đề công nghệ. Có thể thấy với chủ đề này, người làm YouTube nhận được chỉ số RPM (doanh thu mỗi nghìn lần hiển thị) khá cao, khoảng từ 0.3 - 0.7 USD/1.000 view. Với người xem đến từ khu vực Mỹ và các nước Châu Âu, số tiền mà các YouTuber nhận được có thể gấp 10 lần con số này. |
Thực tế cho thấy, trong trường hợp đặt quá ít quảng cáo hoặc lượng người click vào quảng cáo quá thấp, tỷ lệ RPM của một kênh YouTube Việt Nam có thể tụt xuống 0,1 hoặc 0.2 USD/1.000 lượt xem, thậm chí về mức 0.01 USD/1.000 lượt xem. Tuy vậy, RPM cũng có thể tăng lên 0.9 USD thậm chí hơn 1 USD/1.000 lượt xem nếu video có nhiều lượt view và click quảng cáo từ nước ngoài.
Với nội dung và chủ đề tương đối đơn giản, chỉ số RPM của kênh Bà Tân Vlog sẽ không thể đạt mức quá cao. Giả sử, chỉ số RPM ở mức trung bình thấp (khoảng 0.3 USD/1.000 lượt xem), từ đơn giá này, cộng với số lượng lượt xem, ta có thể ước tính một cách tương đối thu nhập của bà Tân từ YouTube.
Với 61,58 triệu lượt xem/tháng, bằng một phép tính đơn giản, kênh YouTube Bà Tân Vlog sẽ có thu nhập 18.474 USD. Theo anh Hưng, con trai bà Tân, 15% của khoản tiền này sẽ được trả cho mạng đa kênh MCN (Multi-channel Network) để được bảo vệ bản quyền nội dung. Lúc này, bà Tân sẽ chỉ nhận được 85% của số tiền 18.474 USD, tức khoảng 15.703 USD.
![]() |
Một vài số liệu thống kê về kênh Bà Tân Vlog từ trang SocialBlade. Có thể thấy, mức thu nhập ước tính về kênh YouTube Bà Tân Vlog khá khớp với ước lượng cận dưới của website này. |
Như vậy, giả sử chỉ số RPM của kênh YouTube Bà Tân Vlog là 0.3 USD/1.000 lượt xem, với tỷ giá hiện tại (1 USD=23.140 đồng), thu nhập từ YouTube của bà Tân trong khoảng 1 tháng qua sẽ là 363,4 triệu đồng.
Trong trường hợp được các nhãn hàng quan tâm, những ngôi sao mạng xã hội như bà Tân có thể sẽ còn kiếm thêm được hợp đồng nhờ việc đi dự sự kiện hoặc quay quảng cáo,... Khi đó, thu nhập của bà Tân Vlog có thể còn lớn hơn con số trên rất nhiều.
Tuy vậy, trong trường hợp chỉ là trào lưu nhất thời, mức thu nhập khủng này sẽ nhanh chóng không còn nếu “cơn sốt bà Tân” hạ nhiệt.
Trọng Đạt
" alt=""/>Sau một tháng YouTube bật kiếm tiền, Bà Tân Vlog kiếm được 300 triệu?Theo đó, Thai Nguyen Gamer và Bụng Bự Team, hai squads đã lọt vào top 7 vòng loại online, đã xin rút lui khiến cho quy trình tổ chức giải đấu của BTC gặp nhiều xáo trộn trong suốt hai ngày vừa qua.
“Để đảm bảo tính công bằng cho giải đấu, sau khi họp và được sự chấp thuận của tất cả các đơn vị PUBG Corp, MET và ROG, chúng tôi xin công bố: Vietnam Lan Final sẽ thi đấu với 18 squads, bỏ qua 2 squads đã không thể tham dự được”, trích lược thông báo chính thức của 23 Creative VN, đơn vị tổ chức giải đấu.
“Vì giải đấu tại Việt Nam cũng nằm trong hệ thống giải PUBG Global Invitational (PGI) được tổ chức tại Đức nên tất cả quyết định của tất cả các quốc gia tham dự đều phải tuân thủ theo luật lệ quốc tế từ PUBG Corp”, 23 Creative VN lý giải.
“Do vậy, nếu sau này có những team không thể tham dự Vietnam Lan Final vì bất kì lý do cá nhân nào, chủ quan hay khách quan, giải đấu cũng sẽ được tiếp tục bình thường và sẽ không bổ sung squad thay thế.”
Đây cũng được coi là dấu chấm hết cho hai “team idols”, theo cách nói của cộng đồng, QTV Gaming và Nubboi trong hành trình đến với PGI 2018, giải đấu trị giá hai triệu USD, được tổ chức tại Berlin, Đức vào tháng 7 sắp tới.
Cụ thể, trước khi đưa ra quyết định trên, 23 Creative VN đã tổ chức bầu chọn trên trang Facebook chính thức của giải đấu để tìm ra hai teams thay thế cho Thai Nguyen Gamer và Bụng Bự Team đã bỏ giải – với mục tiêu tạo ra “một giải đấu hấp dẫn nhất phục vụ cộng đồng.”
Sau một ngày mở cổng bình chọn, phương án đưa QTV Gaming và Nubboi tới với Lan Final đã thu về hơn 25,000 phiếu bầu – chiếm 86% trên tổng lượt bình chọn. Trong khi đó, phương án đầu “đôn” hai teams xếp hạng 7 & 8 vòng loại online – tức CSG Freedom và Innovation – chỉ nhận được sự đồng thuận của khoảng 4,200 người.
Thực tế, cả hai squads nhận được sự đồng thuận của đông đảo fan hâm mộ đều không thi đấu thành công tại vòng loại miền Nam. QTV Gaming xếp top 10 tại Phase 2 thì thậm chí Nubboi còn không vượt qua nổi Phase 1…
QTV Gaming, quy tụ bốn streamers có tiếng trong cộng đồng PUBG Việt Nam, xếp hạng 10 chung cuộc tại vòng loại miền Nam
Ở phía ngược lại, đây được coi là một thông tin khích lệ tinh thần thi đấu của tất cả các teams còn lại khi mà cơ hội đi tiếp của họ sẽ sáng sủa hơn trước với ít đối thủ tranh đấu hơn.
Kết lại, 18 teams đủ điều kiện góp mặt ở Lan Final sẽ còn chưa đầy 10 ngày nữa để chuẩn bị cho sáu trận đấu cuối cùng, lần lượt sẽ là TPP-TPP-FPP-FPP-FPP đều diễn ra trên map Erangel, được tổ chức tại IPH Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội vào ngày 16/6 sắp tới.
Top 4 squads ngoài tiền thưởng, còn giành vé sang Thái Lan tranh tài tại Lan Final Đông Nam Á trong hai ngày 23-24/6 – với mục tiêu vô địch để có được một suất duy nhất góp mặt ở PGI 2018, nơi họ sẽ cạnh tranh với 19 teams PUBGxuất sắc nhất thế giới.
None
" alt=""/>PUBG: Hai teams bất ngờ xin rút khỏi vòng loại Việt Nam – PGI 2018